Thư Viện Luật Huế - Kho Nội Dung Số Cho Sinh Viên Luật Huế

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thư Viện Luật Huế - Kho Nội Dung Số Cho Sinh Viên Luật Huế

Http://www.ThuVienLuatHue.Tk - Library of Hue's Law Student


3 posters

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C

    minhtoi18293
    minhtoi18293
    SMod
    SMod


    Tổng số bài gửi : 90
    Điểm : 23764
    Đến từ : phổ vinh - đức phổ - quảng ngãi
    Status : sinh viên K35C - Khoa Luật- đại học Huế

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C

    Bài gửi by minhtoi18293 Tue Jun 19, 2012 9:16 am

    Câu 1: so sánh bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 1980 với HP 1992. (sửa đổi , bổ sung năm 2001).
    Câu 2 : quan chế thời Lý - Trần.
    Câu 3 : Nét đặc sắc trong công cuộc cải cách của Vua Lê thánh tông (phân tích cơ quan NN TW, địa phương , ...)
    Câu 4 : phân tích những nét đặc sắc của pháp luật phong kiến VN ? (dạng thức tồn tại, nội dung,...)
    Câu 5 : cơ cấu tổ chức và vị thế của bộ máy chính quyền thời Nguyễn sau khi thiết lập LB Đông Dương năm 1887.
    Câu 6 : trình bày 1 số nội dung cơ bản của Hoàng Việt Luật lệ.
    Câu 7 : phân tích quá trình phát triển của hệ thống tư pháp cách mạng việt nam từ 1945 đến nay.
    Câu 8: sự thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước VN từ tháng 12 năm 1946 nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
    Câu 9 : phân tích nguyên tắc hạn chế quyền lực và ngăn chặn tình trạng phân quyền cát cứ trong cuộc cải cách của vua Le Thánh Tông.
    Câu 10: đối với bộ luật Hồng Đức , xem xét và đánh giá tính dân tộc và nhân đạo của bộ luật.
    Câu 11: sự thay đổi phương pháp cai trị qua các giai đoạn lịch sử (179 TCN - 905) mà chính quyền đô hộ phương bắc đã áp dụng trên đất nước ta.
    Câu 12 : phân tích những nguyên tắc xét xử cơ bản của bộ luật Hồng Đức.
    Câu 13 : trình bày về chính quyền dộc lập tự chủ tồn tại ở thế kỷ X.
    Câu 14: phân tích những thành tựu và hạn chế của pháp luật VN giai đoạn 46 - 54 (trong đó HP46 thành tựu lớn nhất).
    Câu 15 : phận tích những thành tựu và hạn chế của HP trong giai đoạn 76 - 92.
    Câu 16: những thay đổi trong nội dung của HP 92 để phù hợp với đk lịch sử.
    Câu 17 tổ chức bộ máy nhà nước theo HP 1946.
    Câu 18 chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc.
    Câu 19 : những thay đổi chính trong nội dung HP 1980


    Được sửa bởi ĐứcKen ngày Tue Jun 19, 2012 3:27 pm; sửa lần 2. (Reason for editing : ghi đầy đủ tên môn học nhé)
    minhtoi18293
    minhtoi18293
    SMod
    SMod


    Tổng số bài gửi : 90
    Điểm : 23764
    Đến từ : phổ vinh - đức phổ - quảng ngãi
    Status : sinh viên K35C - Khoa Luật- đại học Huế

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty Re: Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C

    Bài gửi by minhtoi18293 Tue Jun 19, 2012 10:47 am

    câu 3 : Nét đặc sắc trong công cuộc cải cách của Vua Lê thánh tông (phân tích cơ quan NN TW, địa phương , ...
    Trả lời:
    1. Chính quyền trung ương:
    a. Đối với các chức quan to trong triều:
    Nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền hoặc tiếm quyền, để nhà vua trực tiếp nắm các cơ quan chủ yếu và trọng yếu của triều đình, Vua LÊ đã tiến hành những biện pháp sau:
    - Bãi bỏ chức Tể tướng (Vì tể tướng là người có rất nhiều quyền hành, chỉ đứng dưới vua mà trên muôn người, nên dễ lạm quyền và tiếm quyền, xâm hại đến quyền lực của Vua).
    -Bãi bỏ chức Đại hành khiển(đứng đầu hàng ngũ quan văn).
    -Đối với chức quan đại thần, ba chức Tư cũng bị bãi bỏ, chỉ giữ lại các chức Tam Thái, Tam Thiếu. Trong đó, thái sư, thái phó được ban hàm chánh nhất phẩm, còn hàm chánh nhị phẩm ban gồm Thiếu su, Thiếu bảo.
    - Các quan đại thần (những công thần và có uy tín lớn) không được kiêm nhiệm các chức vụ khác.
    b. Lục Bộ: năm 1466 Lê Thánh Tông đổi 6 viện thành Lục Bộ
    Lục Bộ là những cơ quan cơ bản và trọng yếu của triều đình.(Gồm Bộ Lễ; Bộ Lại; Bộ Hộ; Bộ Hình; Bộ Công; Bộ Binh).
    Đứng đầu mỗi Bộ là Thượng Thư, hàm tòng nhị phẩm và hai chức Tả, Hữu thị lang, đều hàm tam phẩm.
    Các cơ quan ở trong Bộ có sảnh và ty.
    Mỗi Bộ có Tư vụ sảnh , đứng đầu là viên Tư vụ với hàm tòng bát phẩm.
    Các Bộ:
    - Bộ Lễ: có chức năng phụ trách việc lễ nghi, tế tự, tiệc tùng, thi cử và học hành, quản lý lễ nghi của quan lại, đúc ấn tín, trông coi Tư Thiên giám, Thái Y viện,...
    - Bộ Lại: giúp vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước.
    - Bộ Hộ: Thực thi việc cấp ruộng đất cho quan lại, binh lính theo chế độ; thu tô thuế của các địa phương nộp lên; quản lý kho tàng của Nhà nước; phát lương bổng cho quan, quân, quản lý việc chi tiêu và cấp phát tài chính cho các Bộ và các cơ quan khác; tổng hợp số lượng đinh, điềo trong nước; cân đối thu chi ngân khố Nhà nước, định lượng và tổng kết chi tiêu hàng năm .
    - Bộ Hình : trông coi về hình pháp, xét xử và ngục tụng. trong hình pháp thấy điều nào quá nặng, hoặc quá nhẹ, hay chưa hợp lý thì tâu lên Vua để sửa đổi; xét xử một số vụ trọng án, hoặc xử lại một số vụ án nặng mà nha môn trong ngoài đã xử, song tâu lên vua chờ chiếu chỉ; cùng ngự sử đài kiểm tra công việc xử án của các nha môn trong cả nước; quản lý và kiểm tra ngục tù; truy nã tù trốn.
    - Bộ Công: giúp vua trông coi công việc sửa chữa , xây dựng cung điện, đường xá, cầu cống, thành trì,...quản lý công xưởng, thợ thuyền của Nhà nước.
    - Bộ Binh: giúp vua tuyển quân, huấn luyện quân đội, quân trang và khí giới, trông coi việc trấn giữ các nơi biên ải và ứng phó với tình hình khẩn cấp.
    c. Lập ra Lục Tự do vua Thánh Tông lập ra năm 1466 nhằm trông coi những việc mà Lục Bộ không quản lý hết được.Lục Tự cũng là một cơ quan trực thuộc vua.
    Gồm:
    - Đại lý tự: xem xét lại các vụ án của Bộ Hình.
    - Thái Thường Tự: phụ trách thi hành những thể thức lễ nghi và điều khiển ban âm nhạc,...
    - Quang Lộc Tự: cung cấp và kiểm tra đồ ăn thức uống trong các buổi tiệc ở triều đình.
    - Thái Bộc Tự: giữ gìn, trông nom xe ngựa của vua và các hoàng tử.
    - Hồng Lô Tự:tổ chức các buổi xưng danh các vị tân khoa tiến sĩ, tổ chức an táng cho các quan to trong triều.
    - Thường Bảo Tự:đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh trong các kỳ thi hội.
    d. Lục Khoa: năm 1465 Vua Lê đổi Trung thư Khoa làm Lại Khoa, Hải Khoa làm Hộ Khoa, Đông khoa làm Lễ Khoa, Bắc khoa làm Công khoa, Nam khoa làm Binh khoa, Tây khoa làm Hình Khoa.
    đ. về các cơ quan khác: Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách ở các cơ quan chuyên về nông nghiệp: thành lập các cơ quan như Sở Đồn điền. Sở tầm tang, sở thực thái, sở điền mục. còn các cơ quan khác như Hàn lâm viện, Đông các viện, Trung thư giám, Hoàng Môn tỉnh, Bí thu giám, Ngự sử đài, Thông chính ty, Quôc tử giám, Quôc sử viện, Tư thiên giám, Thái Y viện, Tôn nhân phủ thì không có cải cách gì đáng kể.
    2. Chính quyền địa phương:
    a. quá trình cải tổ chính quyền địa phương
    Năm 1465 : bãi bỏ chức Hành khiển, cơ quan chính quyền ở cấp đạo là ty Tuyên chính sứ.
    Năn 1466 : Đặt 13 đạo thừa tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn thành châu. đổi Lộ An phủ sứ làm tri phủ, Trấn phủ làm đồng Tri phủ, chuyển vận làm tri huyện, Tuần sát làm Huyện thừa, Xã quan làm xã trưởng.
    Năm 1469 : định bản đồ các phủ, huyện, châu, xã thuộc 12 đạo thừa tuyên trong nước.
    Năm 1490 : định lại bản đồ của 13 Xứ thừa tuyên.
    b. các cấp chính quyền địa phương:
    * cấp đạo - xứ: một là :Vua Lê chia cả nước làm nhiều đạo nhỏ, hai là:không để quyền hành ở cấp đạo tập trung vào tay một người mà tản ra cho 3 cơ quan là Tam ty( thừa ty, đô ty, và Hiến ty), ba là :giám sát chặt chẽ cấp đạo.
    * Cấp phủ: Đứng đầu là tri phủ hàm tòng lục phẩm, và chức phó là hàm tri phủ hàm tòng thất phẩm, đặc biệt có chức Hà đê sứ và khuyến nông Sử đều hàm tòng cửu phẩm.
    * Cấp huyện - châu: Nhà Lê đặc biệt quan tâm đến các châu miền núi vì đây là những nơi xa xôi, vì vậy nhà Lê tranh thủ các tù trưởng đia phương để bảo vệ quốc gia.
    * Cấp xã: Nhà vua ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về cấp xã và đặc biệt tiến hành cải tổ lại cấp xã:
    - Một là phân định lại các xã( chia đều phạm vi và hộ dân của các xã).
    - Hai là : đặt ra các tiêu chuẩn của xã trưởng.
    - Ba là : hạn chế và kiểm duyệt hương ước (1. các làng xã không nên có khoản ước riêng, vì đã có pháp luật chung của nhà vua;2. làng nào có những tục khác lạ thì có thể cho lập khoán ước và đặt ra những lệ cấm;3.việc thảo ra hương ước phải là những người có học thức, có đức hạnh, có chức phận chính thức và tuổi tác; 4. thảo xong, khoán ước phải được trên duyệt và có thể bị bác bỏ; 5. khi có khoán ước rồi mà vẫn có những người không chịu tuân theo, cú nhóm họp riêng, thì những kẻ ấy sẽ bị quan trị tội)
    3. QUÂN ĐỘI
    A. Chế độ trưng tập
    Năm 1465, Lê Thánh Tông cho làm hộ tịch trong cả nước. Cứ 3 năm một lần làm lại hộ khẩu gọi là “tiểu điển”, 6 năm một lần gọi là “đại điển". Cứ 6 năm 1 lần, các xã trưởng mang sổ hộ khẩu của mình lên kinh đô chiếu vào viết lại trong chính thư của triều đình về số dân hiện tại trong xã.
    Cũng định kỳ 6 năm một lần, triều đình sai các quan về địa phương dựng lập trường tuyển, sau đó duyệt tân binh. Trừ các hàng chức sắc, quan lại, các dân đinh từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký vào hộ tịch và được chia làm các bậc: tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng.
    *Đối tượng trưng tập
    Khi cần điều động, sẽ đưa tráng đinh làm lính, dâng tráng sung vào hạng quân ở nhà làm ruộng. Khi nào thải người già yếu, thì chiếu theo thứ tự lấy bổ sung vào.
    Lệ tuyển dân đinh vào làm lính như sau:
    Nhà có 3 dân đinh thì 1 người vào hạng lính tráng, 1 người vào hạng quân, 1 người vào hạng dân.
    Nhà có 4 người thì bổ 2 người hạng dân
    Nhà từ 5 đinh trở lên thì 2 người bổ hạng lính, 1 người bổ hạng quân ứng vụ.
    Phan Huy Chú đã nhận xét về phép tuyển lính của nhà Lê trong sách Lịch triều hiến chương loại chí:
    Phép tuyển binh thời Hồng Đức rõ ràng, chu đáo. Dân đinh không sót tên trong sổ mà số binh thường có nhiều, vì kén lựa được đúng số.
    B.Đối tượng miễn
    Các đối tượng được miễn gồm có:
    - Con cháu các quan viên: quan văn võ nhất phẩm, nhị phẩm và con trưởng quan tam phẩm; con cháu các công, hầu, bá nếu biết chữ sẽ sung làm nho sinh trong Sùng văn quán, nếu không biết chữ thì cho vào làm tuấn sĩ đội Cẩm y. Các con quan tam phẩm tới bát phẩm nếu biết đọc sách thì cho thi vào làm nho sinh Tú lâm cục, nếu không biết chữ thì sung vào quân Vũ lâm; nếu có tài được bổ làm quan ở các nha môn. Con quan cửu phẩm chỉ có 2 người được như con quan bát phẩm, còn lại các con khác như dân thường.
    - Với dân thường: Nhà nào cha con, anh em từ 3 đinh trở lên cùng trong 1 xã thì 1 đinh được miễn tuyển, nếu ở khác xã thì không được miễn.
    - Người làm thuê, làm mướn: đối tượng này nếu biết chữ và được ty Thừa tuyên bản xứ chấp thuận thì được miễn.
    C.Tổ chức quân Ngũ phủ
    Năm 1466, Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống tổ chức quân đội. Quân đội toàn quốc chia làm 2 loại: thân binh thay cấm binh bảo vệ kinh thành, còn ngoại binh trấn giữ các xứ. Thân binh gồm 2 vệ Kim ngô và Cẩm y, 4 vệ Hiệu lực, 4 vệ Thần vũ, 6 vệ Điện tiền, 4 vệ Thuần tượng, 4 vệ Mã bế.
    Vua Lê đặt quân Ngũ phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5-6 sở.
    Trung quân phủ: lãnh các xứ Thanh Hóa, Nghệ An
    Đông quân phủ: lãnh các xứ Hải Dương, Yên Bang
    Nam quân phủ: lãnh các xứ Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam
    Tây quân phủ: lãnh các xứ Tam Giang, Hưng Hóa
    Bắc quân phủ: lãnh các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn.
    Riêng Thái Nguyên và Tuyên Quang thì thuộc vào quân Phụng Trực. Năm 1471, Lê Thánh Tông lập thêm đạo Quảng Nam chiếm được từ Chiêm Thành, giao cho Nam quân phủ kiêm luôn đạo này.
    “Phủ” trong trường hợp này không phải là đơn vị quân đội mà tương đương với 2 hay 3 khu vực hành chính (đạo hoặc thừa tuyên). Mỗi phủ có Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri đô đốc, Thiêm sự. Tại các vệ đặt chức Tổng tri, Đồng tổng tri và Thiêm tổng tri. Tại sở đặt các chức quản lãnh, phó quản lãnh, vũ úy và phó vũ úy. Mỗi ngũ được đặt 1 chức Tổng kỳ[8].
    Quân số các đơn vị được quy định thống nhất: mỗi ty 100 người, mỗi sở 400 người, chia làm 20 đội, mỗi đội có 20 người. Tổng số ngoại binh thời điểm đó có 154 sở, nghĩa là 61.600 người; thân binh trong kinh thành có 66 ty và 97 sở tức là 45.000 người; số quân đô ty tại các đạo, thừa tuyên là 152 sở gồm 60.800 người. Tổng số quân thường trực trong nước có 167.800 người.
    D. Chế độ kỷ luật
    Năm 1467, Lê Thánh Tông ban hành Luật cấm vệ và quân chính, trong đó có các quy định:
    Những người sao quân, sao đội và chánh phó ngũ trưởng nếu che đậy hoặc để cho lính trốn và bóc lột xoay tiền thì xử tội đồ, lưu; nếu nặng thì xử tử và truy tiền công theo luật.
    Kẻ phải ra trận mà tìm cách xảo trá trốn tránh sẽ bị chém. Tướng chỉ huy không hỏi đến cùng thì bị xử giảm 2 bậc so với người phạm tội, nếu đồng lõa thì bị xử lưu
    Tướng hiệu ở nơi trấn thủ tự ý cho phép quân lính về nhà thì xử tội đồ, cho phép rời nơi đóng quân thì giảm 1 bậc; đang lúc đánh trận mà thả cho đi thì xử chém
    Quân lính bỏ trốn thì xử đồ, tái phạm thì xử lưu, người chứa chấp lính trốn cũng bị tội. Xã trưởng không bắt lính trốn mang nộp cũng bị xử bớt 1 bậc so với người phạm tội; quan huyện, quan lộ biết mà đồng tình thì bị bãi chức. Lính trốn tự ra đầu thú thì được xử giảm 1 bậc và bắt đền tiền khóa dịch cho triều đình.
    Quan tướng hiệu không siêng năng huấn luyện, lại sai quân sĩ làm việc riêng cho mình, nhẹ thì xử tội đồ, nặng thì xử tội lưu
    Khi có kỳ duyệt tập quân đội, quân lính ai thiếu mặt thì xử phạt đánh 80 trượng, biếm làm quân đinh ở bản quân và phạt 3 quan tiền. Đội trưởng và chánh, phó ngũ trưởng mượn người thay thế cũng bị phạt đánh 80 trượng và giáng chức 3 bậc.
    E. Thành tựu
    Những cải cách quy định quân sự dẫn đến những thay đổi to lớn trong tổ chức binh chế thời Lê. Cùng xu hướng trung ương tập quyền cao, triều đình nắm độc quyền tổ chức lực lượng vũ trang và người đứng đầu là vua. Các quan lại quý tộc thời Lê hoàn toàn không có quyền tổ chức quân đội riêng như dưới thời nhà Trần.
    Chế độ duyệt tuyển của nhà Lê ngày càng hoàn thiện và chính quy hơn trước. Quân đội được chia khẩu phần ruộng đất công của làng xã, do đó yên tâm hơn trong thời gian dài trong quân ngũ. Ngoài ra, nhà Lê vẫn áp dụng chế độ “ngụ binh ư nông” như các triều trước nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp, của cải vật chất cho xã hội. Chế độ này làm giảm người thoát ly sản xuất, khiến triều đình giảm bớt chi phí quân sự, bảo đảm cân đối giữa kinh tế và quốc phòng.
    Nhà Lê xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh. Phan Huy Chú lý giải rằng, với chế độ tuyển quân chặt chẽ đảm bảo cho nhà Lê huy động được nhiều quân, do đó mới có số quân bộ đi đánh Chiêm Thành, Bồn Man là 26-30 vạn
    Quân đội hùng hậu của nhà Lê góp phần củng cố chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh và đưa nước Đại Việt từ thời Lê Thánh Tông trở thành quốc gia hùng cường ở bán đảo Trung - Ấn, mở rộng đất đai phía tây và phía nam, khiến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Lan Xang, Chiang Mai, Ayutthaya và Java phải thần phục.
    minhtoi18293
    minhtoi18293
    SMod
    SMod


    Tổng số bài gửi : 90
    Điểm : 23764
    Đến từ : phổ vinh - đức phổ - quảng ngãi
    Status : sinh viên K35C - Khoa Luật- đại học Huế

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty câu 2 quan chế thời Lý -Trần

    Bài gửi by minhtoi18293 Tue Jun 19, 2012 4:31 pm

    A. CÁCH TUYỂN BỔ QUAN LẠI:

    * Tiến cử và nhiệm tử :
    - Phan Huy Chú viết :''Đời Lý chưa đặt khoa trường, đường làm quan chỉ lấy tiến cử làm trọng, rồi đến nhiệm tử (dùng các con quan) sau nữa mới đến nông điền. Con cháu những người thợ thuyền, con hát và nô tỳ không được ghi tên vào danh sách tuyển cử.người quyên nộp tiền, bắt đầu bổ làm lại, nộp lần thứ 2 được bổ làm thừa tín lang, làm việc xứng chức thì được bổ tri châu. Đời Trần đã đặt khoa cử, nhưng sự bổ dụng không bắt buộc phải khoa cử, các chức ở sảnh viện quán, cục đều dùng những nho sĩ hay chữ để làm. Hoặc dùng học sinh vào trung thư sảnh(như đời Thánh Tông do Đỗ Quốc Tả là chân nho sĩ được làm chức trung thư lệnh) hoặc dùng người bình dân lên làm mật viện( như đời Anh Tông, Đoàn Như Hài là thường dân được cất vào tham dự chính sự), nhảy lên địa vị cao quý không câu nệ tư cách. Nhưng mà làm quan đều ở lâu, một chức, có người xuất thân ở quán các 10 năm, có người xuất thân ở sảnh viện 10 năm".
    - Khoa thi đầu tiên được mở ở đời Lý vào năm 1075. Nhưng đến cuối đời Trần, phương thức tuyển chọn vào đội ngũ quan lại vẫn chủ yếu bằng tiến cử và nhiệm tử.
    - Các vương triều Lý- Trần chủ yếu căn cứ vào hai tiêu chuẩn là "thân" (người trong tộc) và "huân" (người có công lớn). Ngoài ra, còn dùng cả phương thức nhiệm tử, cho con cháu quan lại được tập ấm, được làm quan và tuyển chọn người có đức có tài mà không nhất thiết có trình độ văn hóa cao hoặc bằng cấp, kể cả hình thức nộp tiền để được làm quan.
    * Khoa cử:
    - Khoa thi đầu tiên được mở vào đời vua thứ 4 (Lý Nhân Tông). Từ đó đến hết thời Trần, các Khoa thi thường được mở không thường xuyên, tổng cộng có 18 Khoa với 319 người đỗ.
    - Về việc sát hạch đội ngũ quan lại.
    + Nhà Lý cứ 9 năm sát hạch 1 lần.
    Việc khảo sát công trạng các quan vào năm 1179 đời Lý Anh Tông như sau: "Tháng 3 khảo xét công trạng các quan, người giữ chức siêng năng tài cán nhưng không thông chữ nghĩa làm một loại, người có chữ nghĩa tài cán làm môt loại, người tuổi cao hành thuần khiết biết rõ việc xưa nay làm một loại, cư cho thứ tự mà trao chức vụ trị dân, coi quân, khiến cho quan chức không lạm nhũng".
    + Ở triều Trần "khảo duyệt các quan văn võ trong ngoài, cứ 15 năm một lần duyệt, định 10 năm thăng tước một cấp, 15 năm thăng chức một bậc. Chức quan nào khuyết thì cho chức phó kiêm chức chánh, nếu chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn khảo duyệt thì bổ sung cho chức ấy"
    B. PHẨM TƯỚC CỦA QUAN LẠI QUÝ TỘC:

    Ngoài cửu phẩm, các vua Lý - Trần đã phong tươc cao, đặc biệt cho quan lại quý tộc, như tước vương, tước công, tước hầu,...những tước này thường chỉ được phong cho những người thân thích trong hoàng tộc, hoặc một số công thần.
    C. LƯƠNG BỔNG CỦA QUAN LẠI, QUÝ TỘC:

    Ngoài ruộng đất được phân phong, quan lại còn được cấp lương bổng. Lúc đầu, quan lại triều Lý không có lương bổng thường xuyên. Quan trong thì bất thần được nhà vua ban thưởng, quan ngoài thì được giao một số hộ để thu thuế ruộng đất ao hồ mà lấy lợi. Năm 1067, Lý Thánh Tông định lệ cấp bổng hàng năm cho các quan làm công việc tư pháp và ngục lại bằng tiền và hiện vật, gọi là để "dưỡng liêm".
    Đến thời Trần, chế độ lương bổng cho quan lại được quy định cụ thể và phổ cập hơn các loại, tiền lương bổng đó đều lấy thuế. Tuy nhiên số lương bổng này thường ít ỏi và cũng không được coi như giá trị trả công hay nguồn sống chính của các quan lại thời đó.

    minhtoi18293
    minhtoi18293
    SMod
    SMod


    Tổng số bài gửi : 90
    Điểm : 23764
    Đến từ : phổ vinh - đức phổ - quảng ngãi
    Status : sinh viên K35C - Khoa Luật- đại học Huế

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty Câu 10: đối với bộ luật Hồng Đức , xem xét và đánh giá tính dân tộc và nhân đạo của bộ luật.

    Bài gửi by minhtoi18293 Tue Jun 19, 2012 8:16 pm

    Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật nguyền … Nhiều quy định của bộ luật tập trung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại.

    Đặc biệt bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia…

    Tính dân tộc thể hiện đậm nét trong việc kế thừa và phát huy những thành tựu pháp luật của các triều đại trước, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Hoa để xây dựng nên một bộ luật phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam.

    Ngày nay, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già yếu… được xếp vào nhóm “đối tượng dễ bị tổn thương” cần có sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng thì hơn 500 năm trước, trong bộ luật Hồng Đức đã có những quy định về trách nhiệm của xã hội, nhất là của quan chức đối với nhóm người này. Đây chính là một trong những điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật thời Hậu Lê.

    1. Những quy định nhân đạo đối với người phạm tội

    Điều luật đầu tiên đề cập đến vấn đề này là điều 16, theo đó những người phạm tội “từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những kẻ phế tật (tức những kẻ si, câm, cơ thể què quặt, gẫy tay chân) phạm tội lưu, đồ trở xuống được chuộc bằng tiền…

    80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và những kẻ bệnh nặng (là những ác tật như điên cuồng, tay chân bại liệt, mù hai mắt) phạm tội phản nghịch, giết người, đáng lẽ phải xử tử thì trong trường hợp này phải tâu lên để vua quyết định. Những người này phạm tội trộm, đánh người bị thương thì cũng cho chuộc tội; 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù phạm tử tội cũng không áp dụng hình phạt”.

    Trong xử lý tội phạm, bộ luật Hồng Đức còn lưu ý đến thời điểm phạm tội sao cho có lợi cho tội nhân khi áp dụng luật, theo đó “khi phạm tội chưa già, tàn tật. Khi già, tàn tật mới phát giác tội thì xử tội theo luật già, tàn tật…Khi còn nhỏ mà phạm tội, khi lớn mới phát giác tội thì xử tội theo luật tuổi nhỏ” (điều 17).

    Luật còn nghiêm cấm áp dụng hình thức tra khảo với một số đối tượng và vấn đề liên quan đến người làm chứng, tại điều 665 quy định: “Những người đáng được nghị xét giảm tội như 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, người bị phế tật thì không được tra khảo họ, chỉ cần căn cứ lời khai của nhân chứng mà định tội.

    Nếu trái luật này thì coi như cố ý buộc tội cho người. Luật có ghi điều được phép ẩn giấu cho nhau như người 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và người bệnh nặng đều không được buộc họ làm chứng”.

    Trong những trường hợp nhất định, pháp luật nghiêm cấm việc đối xử bạo ngược với tù nhân, như trường hợp người tù bị mắc bệnh thì không được tiến hành tra khảo: “…Nếu tù có bệnh ung nhọt, không chờ lành lại tra khảo thì người ra lệnh bị xử biếm. Nếu tù bệnh ấy mà đánh roi, trượng thì phạt 30 quan tiền, nhân đó tù chết thì bị biếm 2 tư…” (điều 669).

    Nếu thuộc trường hợp phải nộp tiền ứng với tang vật bị tịch thu nhưng “tội nhân nghèo khổ cùng cực không nộp nổi thì thuộc lại được phép trình bản ty, để nơi đây tâu lên vua định đoạt” (điều 697).

    Bên cạnh đó để tránh việc lạm dụng bạo lực với tù nhân và bảo vệ quyền lợi thiết yếu của họ, tại điều 707 có quy định: “Ngục giám vô cớ hành hạ tù nhân đến bị thương thì xử theo luật đánh người bị thương. Nếu xén bớt áo quần, cơm, đồ ăn của tù nhân thì căn cứ vào việc bớt xén đó kết tội ăn trộm; hoặc bởi đánh đập, bớt cơm mà tù nhân chết thì bị xử đồ hay lưu. Ngục quan và giám ngục quan biết sự việc không tố giác thì cũng bị tội trên, nhưng được giảm một bậc”.

    2. Những quy định nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt

    Đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, không có ai để nương tựa thì quan chức địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ họ, điều 294 quy định: “Ở những phường hẻm hay trong kinh thành hoặc ở hương thôn, xã có người bệnh tật không ai nuôi nấng, nằm ở dọc đường sá, cầu, điếm, chùa, quán thì cho phép quan bản phường xã đó dựng lều cho họ ở, chăm sóc che chở, cấp cơm cháo, thuốc men cứu sống họ, không được bỏ mặc họ rên rỉ, khốn khổ. Không may kẻ ấy chết thì trình quan trên, liệu bề chôn cất, không được để hài cốt phơi bày ra đó. Nếu trái lệnh này thì quan phường xã bị biếm hay bị bãi chức...”.

    Một số đối tượng cũng cần được giúp đỡ khác là “những người góa vợ, góa chồng cô độc và người tàn phế nặng, nghèo khổ không người thân nương tựa, không khả năng tự kiếm sống thì quan sở tại phải nuôi dưỡng họ, nếu bỏ rơi họ thì bị đánh 50 roi biếm một tư. Nếu họ được cấp cơm áo mà thuộc lại ăn bớt thì xử theo luật người giữ kho ăn trộm của công”.

    3. Những quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

    Đối với phụ nữ, quyền lợi của đối tượng này được đề cập chủ yếu trong hai chương “Hộ hôn” và “Điền sản” với những quy định thể hiện sự coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ cũng như bảo vệ quyền lợi của họ trong việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản.

    Người vợ, theo phong tục và quy định phải lệ thuộc vào chồng nhưng trong bộ luật Hồng Đức địa vị của người vợ có những độc lập nhất định như họ có quyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp, ví dụ tại điều 308 quy định: “Chồng xa cách vợ không lui tới suốt 5 tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan xã làm chứng thì chồng đó mất vợ. Nếu đã có con thì gia hạn 1 năm. Những người công sai đi xa không áp dụng luật này. Nếu đã thôi vợ mà cản trở người khác cưới vợ cũ thì xử biếm”.

    Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy định như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (điều 338).

    Khi xảy ra tình trạng ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung; khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.

    Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương.

    Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết” (điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (điều 404).

    Nếu “chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc. Nếu đánh chết thì xử như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3 phần. Cố ý giết vợ thì giảm một bậc tội; nếu có tội bị chồng đánh, không may chết thì xử riêng. Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn đánh vợ 2 bậc…” (điều 482).

    Trong trường hợp người phụ nữ có việc liên quan đến kiện tụng hoặc bị tội thì họ vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định, nếu “quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt gian dâm với đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện thì tội nặng hơn một bậc so với tội gian dâm thông thường. Nếu có thuận tình thì giảm 3 bậc tội cho các gian phụ ấy.

    Nếu họ bị hiếp thì không xử tội họ” (điều 409). Đặc biệt tại điều 680 quy định: “Đàn bà phạm tội tử hình trở xuống, nếu đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh.

    Dù đã sinh nhưng chưa hết hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và ngục lại bị xử biếm hay bị phạt. Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội đánh roi thì ngục quan bị phạt 20 quan tiền, ngục lại bị đánh 80 trượng. Nếu do đánh roi đưa đến trọng thương hay chết thì xử vào tội “quá tất sát thương” (lỡ tay giết người, làm bị thương người)…”.

    Một số tội, nếu người phạm tội là phụ nữ thì được giảm nhẹ, như việc xử lý tội ăn trộm, ăn cướp: “Ăn trộm có cầm khí giới thì xử tội ăn cướp và có giết người thì xử tội giết người. Đàn bà được giảm tội” (điều 429), hoặc trường hợp đầy tớ ăn trộm đồ của chủ, nếu là “tớ gái thì được giảm tội” (điều 441).

    Luật cũng quy định một số vấn đề khác liên quan đến phụ nữ, như cấm “lấy thuốc sảy thai làm người sảy thai, hay là người xin thuốc sảy thai cũng đều xử đồ. Vì sthai mà chết thì người cho thuốc bị xử theo tội giết người” (điều 424). Với một số tội, mức xử phạt đối với phụ nữ còn nhẹ hơn đàn ông, ví dụ điều 450 quy định: “…Kẻ lạ vào vườn người ta thì xử biếm, đàn bà được giảm một bậc”.

    Bên cạnh bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, bộ luật Hồng Đức còn chú ý đến đối tượng trẻ em, tại điều 313 có quy định: “Trẻ nhỏ mồ côi và phụ nữ tự bán mình không người bảo lãnh thì kẻ mua và kẻ viết văn khế, kẻ làm chứng đều bị xử roi, trượng theo luật (nữ bị đánh 50 roi, nam bị đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho kẻ mua, hủy bỏ văn khế. Kẻ cô độc, khốn cùng từ 15 tuổi trở lên tự nguyện bán mình thì cho phép”.

    Nếu ai “bắt được trẻ con đi lạc thì phải báo quan làm bằng chứng thật, có ai đến nhận thì được lấy tiền nuôi dưỡng (mỗi tháng 5 tiền), trái luật không cho người ta nhận con thì xử tội nhẹ hơn tội quyến rũ một bậc” (điều 604). Trường hợp kẻ nào “làm chuyện ngược ngạo (lượm trẻ lạc về, không nuôi còn hành hạ) để đến nỗi con người ta chết thì đánh 80 trượng, đền 5 quan tiền nhân mạng cho cha mẹ đứa trẻ chết” (điều 605).

    4. Những quy định nhân đạo đối với một số đối tượng khác

    Những đối tượng này gồm có người thiểu số, nô tỳ, người làm thuê, ở đợ, người mất khả năng nhận thức…, như tại điều 435 quy định hình thức xử lý với hành vi “trấn lột quần áo, đồ đạc của trẻ em, của kẻ khùng điên, của người say rượu thì bị xử tội đồ và phải đền gấp đôi”.

    Theo điều 363 “mua nô tỳ mà không đem văn tự trình quan xét hỏi mà lại tự ý xâm chữ vào mặt nô tỳ thì phạt 10 quan tiền”, trường hợp “xâm chữ vào kẻ ở đợ bắt làm nô tỳ cho mình” thì bị xử lưu, phạt 50 quan tiền, ngoài ra còn phải “trả tiền xóa chữ theo luật định” (điều 365). Nếu “những nô tỳ được cho về làm lương dân, cấp giấy rồi mà còn bắt chúng ở lại làm tôi tớ với mình thì bị phạt 50 roi, biếm một tư. Người nô tỳ vẫn được trở về theo giấy cấp” (điều 291).

    Trong trường hợp “nô tỳ có tội, chủ không thưa quan mà đánh chết thì xử biếm 3 tư. Các nô tỳ ấy không có tội mà đánh chết thì xử đồ. Giết nô tỳ coi từ đường, mồ mả thì xử nặng hơn tội trên một bậc. Nô tỳ sai phạm, dạy bảo đánh bằng roi vô tình làm nó chết, hay ngộ sát thì xử tùy nặng nhẹ…” (điều 490).

    Đối với người dân tộc thiểu số, bộ luật Hồng Đức cũng có một số điều đề cập đến, đặc biệt là nhằm bảo vệ họ trước sự sách nhiễu của quan lại, như việc cấm quan quân giữ cửa ải khi thấy “khách buôn bán và dân Man Liêu qua cửa ải mà đòi tiền của họ thì bị biếm hai tư.

    Đền trả lại cho gấp hai số tiền” (điều 71) hoặc “khi chiêu dụ dân Man Liêu mà tự tiện phá nhà cửa lấy súc vật tài sản của dân thì bị tội biếm hay bị đồ, lại phải bồi thường gấp đôi số tiền trả cho dân” (điều 163). Nếu giả mạo chỉ lệnh của quan trên để “đòi trưng thu sản vật của dân Man Liêu thì xử lưu châu ngoài và đền gấp hai tang vật” (điều 531), còn nếu “thu thuế của dân Man Liêu mà không đến trình người cai quản thì xử biếm một tư” (điều 595).

    Việc xử lý đối với người dân tộc phạm tội cũng có những cân nhắc nhẹ nhàng hơn, áp dụng cả tục lệ của họ, tại điều 40 có quy định: “Những người miền thượng du (miền núi) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (vùng đồng bằng) thì theo luật mà định tội”.

    Trong trường hợp “người Man Liêu cướp, giết lẫn nhau thì xử nhẹ hơn tội cướp, giết người thường một bậc. Nếu hoà giải được với nhau thì cũng cho” (điều 451), trường hợp “quan quản giám các dân Man Liêu tự ý trông coi các vụ kiện trong hạt riêng, sai người đem tráp đi bắt người hoặc ức hiếp dân thì xử phạt 40 trượng biếm 2 tư” (điều 164), còn khi bắt tội phạm là người thiểu số mà “không trình quan quản giám người Man Liêu thì bị xử biếm một tư” (điều 703).

    Có thể nói bộ luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật là văn bản pháp lý bậc nhất, là đỉnh cao nhất của thành tựu pháp luật Việt Nam so với các triều đại trước đó và cả về sau. Đánh giá về giá trị của bộ luật Hồng Đức, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú viết: “Đời vua Lê có ban hành bộ Hồng Đức hình luật, các đời sau vẫn theo bộ luật ấy.

    Tuy có vài sự sửa đổi nhỏ trong lời văn, hay trong cách xếp đặt loại mục tuỳ theo thời kỳ, song các điều khoản căn bản vẫn không thay đổi. Bộ luật ấy đã được dùng làm quy củ để cai trị trong nước và cải thiện lòng người”.

    Trong sớ tấu dâng lên vua Gia Long năm Ất Hợi (1815), tổng tài Nguyễn Văn Thành viết: “Nước ta trong các triều đại trị vì từ trước đến nay, triều đại nào cũng đều có bộ luật của triều đại ấy. Xem qua bộ luật Hồng Đức thì biết rằng thời bấy giờ việc phạm tội đã được xếp thành thứ bậc để dễ truy tầm, còn sắc luật thì rất giản lược mà phân minh…”.

    Những điều đó đã đủ thấy rằng bộ luật Hồng Đức đã được vận dụng vào công quyền Việt Nam và được xem là chuẩn mực của nền cổ luật nước ta qua nhiều triều đại; bên cạnh tính giai cấp nó còn mang tính nhân đạo, tiến bộ và tính dân tộc đặc trưng.
    avatar
    nhocksam
    NewMem
    NewMem


    Tổng số bài gửi : 2
    Điểm : 22425

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty Re: Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C

    Bài gửi by nhocksam Tue Jun 19, 2012 9:18 pm

    tình hình là nó quá dài rồi học thế thì sao chẹp kịp khi làm bài thi chứ....
    boydemon191
    boydemon191
    Mod
    Mod


    Tổng số bài gửi : 24
    Điểm : 23357
    Đến từ : Hỏi làm gì ?? Vào ăn trộm àk..?? Tự tìm đường đi cưng...

    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty Re: Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C

    Bài gửi by boydemon191 Wed Jun 20, 2012 8:18 am

    Học rồi bịa đi Smile) Mà tình hình là làm ngắn, bám sát theo bài giảng của giảng viên là điểm cao rồi. K cần phải làm nhiều như vậy

    Sponsored content


    Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C Empty Re: Gợi ý giải đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật vn của lớp K35C

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Sat Sep 21, 2024 4:45 pm